Tôm Khô
Sản xuất tại Công ty TNHH Con Tôm
Ấp Ông Quyền, Xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển
Sản phẩm đạt Chứng nhận OCOP 3 sao theo Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 12/12/2022
TÔM KHÔ
Chủ thể: Công ty TNHH Con Tôm
Điện thoại liên hệ: 0938172696
Địa chỉ: Ấp Ông Quyền, Xã Tân Ân Tây, Huyện Ngọc Hiển
CÂU CHUYỆN SẢN PHẨM
Tỉnh Cà Mau, vùng đất cuối trời nam tổ quốc, nơi đang sở hữu diện tích hơn 60,000ha rừng ngập mặn, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Thảm thực vật rừng ngập mặn Cà Mau vô cùng đa dang như: mắm, đước, vẹt, chà là…và nhiều loại dây leo. Trong đó đước là loài cây chủ lực của rừng ngập mặn, có giá trị kinh tế cao và cân bằng sinh thái.
Nhiều năm trở lại đây, cây đước được bà con trồng thêm để tăng diện tích che phủ. Rừng đước ngập mặn trở thành môi trường thuận lợi để cư dân vùng rừng hình thành nghề nuôi trồng thủy hải sản tự nhiên nổi tiếng. Công tác bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả nhờ được phối hợp hài hòa giữa ngành lâm nghiệp với nông dân, cũng chính là những người trồng và giữ rừng ngập mặn. Thu nhập của cư dân vùng đước chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên theo từng con nước. Dưới những tán rừng xanh, con người và sinh vật như nương nhau mà sống. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên, cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng, tự giác trồng và bảo vệ rừng. Nhịp sống của bà con vùng ngập mặn nhộn nhịp hẳn lên. Thật ra việc nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Từng gọi là nuôi, nhưng tự ăn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà sinh sôi nảy nở. Dưới hệ thống chằng chịt nhiều con rạch, con xẻo, dẫn nước thủy triều từ biển vào rừng hằng ngày rồi rút ra đã mang đến cho nơi này nguồn phi sinh vật tự nhiên dồi dào, đủ sức nuôi lớn tôm, cua, cá dưới tán rừng
Mỗi tháng cư dân rừng đước khai thác nguồn lợi thủy sản 2 lần là canh vào con nước rằm và con nước ba mươi. Vào lúc này, nào là tôm thẻ, tôm sú, cua, các loại cá cũng phong phú hơn, mà nhiều nhất chính là con tôm đất. Nguồn nguyên liệu chính để làm tôm khô.
Ngày xưa, tôm đất dồi dào bán không hết, nên cư dân ở đây nghĩ ra cách làm tôm khô để dành ăn dần, có dư đem bán. Riết rồi trở thành món ngon đặc sản nổi tiếng của Cà Mau. Tôm đất được rửa sạch, hấp chín với một ít muối biển. Cái khó nhất của nghề là phải canh cho vừa lửa và đúng thời gian thì tôm mới thấm, mới ngon. Vị ngọt của tôm thiên nhiên cộng với một ít muối biển đã tạo nên một nét đặc trưng riêng cho món tôm khô. Nhưng mà cũng cho thấy sự kì công trong việc chế biến món tôm khô truyền thống của cư dân nơi vùng đất rừng ngập mặn này.
Ngày nay, hầu hết các hộ làm tôm khô chuyên nghiệp đều đã ít nhiều thay đổi công thức và cách làm. Còn riêng với Con Tôm Rừng lại mong muốn cách làm tôm khô truyền thống của ông bà xưa được giữ nguyên vẹn. Bởi đây chính là nét khác biệt của nghề và cũng là cách sản xuất an toàn, thuận theo tự nhiên. Tôm khô là một món ăn truyền thống và trở thành một đặc sản địa phương. Ở Việt Nam nhiều nơi đều sản xuất được tôm khô nhưng mỗi khi nhắc đến tôm khô thì đều nghĩ đến tôm khô Cà Mau bởi sự khác biệt của con tôm, sự khác biệt của cách làm. Tuy nhiên, để tìm được một sản phẩm vẫn giữ đúng giá trị truyền thống đó thì hiện nay không còn nhiều bởi nhiều yếu tố thương mại mà đã làm nên sự thay đổi. Nhưng với Con Tôm Rừng thì lại khác, lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, con đường nângcao giá trị cho sản phẩm bằng việc quay về những giá trị truyền thống. Bán hàng bằng cách kể chuyện và nâng tầm sản phẩm bằng bao bì.
Năm 2017 chúng tôi được đặt chân đến Thái Lan để tham quan và tìm hiểu về nông nghiệp Thái Lan, kể cả tìm hiểu về OTOP của Thái Lan. Điểm đặc biệt trong chuyến đi này và bài học lớn nhất tôi học được từ Thái Lan đó là cách họ làm bao bì cho các sản phẩm nông nghiệp, và đó là cách họ nâng cao giá trị cho chính các sản phẩm của họ. Nhìn về Việt Nam tại thời điểm này, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp được quan tâm chỉn chu về mặt hình ảnh và bao bì. Và thường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam bán theo dạng thô, dạng nguyên liệu sản xuất nên thường ít quan tâm về vấn đề này. Nhưng với tôi thì đó là một bài học lớn, một bài học về bao bì và có sự khảo sát tại thị trường Việt Nam về các sản phẩm tôm khô và đưa sản phẩm tôm khô thành sản phẩm thuộc phân khúc quà tặng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.